Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế
Tìm Kiếm
en-US vi-VN
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Đào tạo
  • Tin tức
  • Blog

Tin chuyên ngành

DDCI - Minh bạch hóa môi trường đầu tư kinh doanh của mỗi địa phương
04/06/2021 5:42:50 CH
Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách trong công tác điều hành và sẵn sàng ứng dụng CNTT trong quá trình làm việc của các sở ban ngành nói riêng, các địa phương nói chung chính là để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển tại địa phương đó. Và DDCI được hiểu là công cụ đo lường mức độ hài lòng cũng như mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư… đối với cơ quan nhà nước tại địa phương.

Công cụ của chính quyền, tiếng nói của doanh nghiệp

Giữa tháng 8/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi Họp báo về việc công bố những hỗ trợ của tỉnh dành cho doanh nghiệp, trong đó công bố Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở ban ngành và địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ http://ddci.thuathienhue.gov.vn. Từ đó đến nay, Hệ thống DDCI được xem như một công cụ để chính quyền Thừa Thiên Huế lắng nghe, hiểu, tiếp thu và tiến tới thực hiện những bước cải cách để cải thiện môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho những bước cải cách mạnh mẽ. 

Tính đến nay, Thừa Thiên Huế đã triển khai 03 đợt khảo sát, có sự điều chỉnh theo từng năm với mục đích kép: Một mặt trao quyền cho cộng đồng doanh nghiệp đánh giá đa chiều và thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành kinh tế của tỉnh; mặt khác, đặt chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các sở ban ngành thuộc tỉnh vào tâm thế phải cải cách và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; qua đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực.

Nhìn lại kết quả chỉ số PCI năm 2020, Thừa Thiên Huế có số điểm đánh giá là 65,3 điểm, nằm trong nhóm khá của toàn quốc (năm 2018 xếp vị trí thứ 30/63 tỉnh thành với 63,51 điểm; năm 2019 đã cải thiện vươn lên đứng vị thứ 20/63 với 66,50 điểm, tăng 10 bậc so với năm 2018). Chỉ số này phần nào đánh giá về tính năng động, tiên phong của chính quyền địa phương đã được cải thiện, chi phí không chính thức giảm; cải cách hành chính hiệu quả và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là kết quả của một quá trình chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các sở ngành địa phương, trong đó điều tiên quyết là mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước cũng như tinh thần cầu thị của chính quyền với doanh nghiệp và người dân mà DDCI chính là sản phẩm được ra đời dựa trên định hướng đó.

Bảng xếp hạng chỉ số DDCI cấp sở ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Việc xây dựng Bộ chỉ số đánh giá chất lượng điều hành của các sở, ngành và địa phương được thực hiện trên việc lấy ý kiến khảo sát của các doanh nghiệp đã tạo ra sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành của các đơn vị trong cơ quan nhà nước. Đồng thời, đây là nơi giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội phản ánh, đánh giá về công tác điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, DDCI chính là “cửa ngõ” đầu tiên để chính quyền và doanh nghiệp có thể “bắt tay”, tìm hiểu nhau vì mục tiêu chung là xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương thật sự thông thoáng.

Có gì ở DDCI Thừa Thiên Huế?

Là hệ thống được xây dựng dựa trên các nguyên tắc và cách thức triển khai nghiêm ngặt, tương tự các chỉ số thành phần của PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), Hệ thống DDCI Thừa Thiên Huế đảm bảo việc đánh giá, khảo sát dựa trên 8 tiêu chí: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động của sở ban ngành và địa phương; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hỗ trợ Doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý; Vai trò người đứng đầu. Đây là các tiêu chí cần có của một hệ thống DDCI.

Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương, tùy vào điều kiện, tính chất đặc thù hoặc mục đích khảo sát mà có sự khác nhau về các tiêu chí cũng như nội dung khảo sát. Hệ thống DDCI Thừa Thiên Huế cho phép dễ dàng bổ sung các nội dung trên mà không cần phải tiến hành nâng cấp hay thực hiện các yếu tố kỹ thuật phức tạp nào.

Với giao diện tối giản, Hệ thống DDCI Thừa Thiên Huế giúp người sử dụng dễ dàng tra cứu thông tin, thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua 2 chức năng: Trình diễn thông tin và Khảo sát.

Mọi người dùng khi truy cập vào Hệ thống DDCI sẽ được cung cấp đầy đủ kết quả khảo sát, đánh giá chỉ số DDCI hàng năm của các sở ban ngành và địa phương; bản tin DDCI của tỉnh; đồng thời cho phép người dân, doanh nghiệp thực hiện khảo sát và góp ý xây dựng chính quyền.

Hệ thống DDCI cung cấp chức năng khảo sát cho thành viên là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm phản ánh mức độ hài lòng của các thành viên đối với công tác cải cách hành chính, năng lực và thái độ phục vụ của các sở ban ngành và địa phương nói chung theo các chỉ số DDCI hàng năm. Chức năng này được thể hiện công khai trên hệ thống, tuy nhiên được thiết lập thêm khả năng bảo mật thông tin cá nhân để đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng trong quá trình tham gia khảo sát. Đây chính là yếu tố cốt lõi tạo nên tính minh bạch của kết quả khảo sát mà Hệ thống DDCI mang lại.


Nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh, bổ sung các chỉ số, tiêu chí cũng như hệ thống bảng hỏi trong hệ thống


Các kết quả sau quá trình khảo sát cho phép người quản lý dễ dàng trích xuất, thống kê 

Đối với chính quyền, thông qua chức năng quản trị hệ thống, dễ dàng thực hiện các thao tác như Thêm mới (tin tức, các tiêu chí, các câu hỏi, kết quả khảo sát…), Chỉnh sửa, Xóa thông qua tài khoản quản trị. Việc quản lý thông tin trên hệ thống giúp giảm thiểu về mặt thời gian và giấy tờ, thủ tục, tiết kiệm chi phí tối đa trong quá trình thực hiện công việc trong cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, với việc thông tin được quản lý tập trung, cho phép người dùng kế thừa và đối sánh các kết quả khảo sát hàng năm mà không mất nhiều thời gian tra cứu.

Có thể nói, Hệ thống DDCI đã góp phần hoàn thiện về thể chế, năng lực điều hành, năng lực đối thoại của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và cơ quan tham mưu chuyên môn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) luôn đồng hành cùng các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ, các ứng dụng CNTT và triển khai thành công các sản phẩm mà Trung tâm đã và đang xây dựng/phối hợp xây dựng và phát triển.

Tin liên quan: 

>> DDCI và sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

HueCIT
  • Sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Huế (7.6.2023)
  • Thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa CNTT và chuyển đổi số (16.4.2023)
  • Hướng dẫn sử dụng đầu số 156 tra cứu thông tin tên miền (29.3.2023)
  • Những điều cần biết về Đề án 06 của Chính Phủ (19.10.2022)
  • 7 phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế sổ hộ khẩu (19.10.2022)
  • Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam kết nối quốc tế và chương trình liên minh đổi mới, hợp tác sáng tạo (29.9.2022)
    << < 1 2 3 4 5 > >>  

Hoạt động đoàn thể

  • Công đoàn HueCIT Tổ chức hoạt động mừng ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6

  • Sôi nổi các hoạt động trong Tháng Thanh niên tại Chi đoàn Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Công đoàn, Đoàn Thanh niên Trung tâm CNTT tỉnh triển khai các hoạt động tình nghĩa, Xuân tình nguyện năm 2023

  • Chi bộ Trung tâm CNTT tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2022

  • Xem thêm

Tin chuyên ngành

  • Sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Huế
    Sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Huế

    Nhằm trao đổi, nhận định về vai trò của dữ liệu mở và xu thế phát triển AI trên thế giới, từ đó xác định các thách thức, đề ra các hành động cụ thể để phát triển dữ liệu mở, đẩy nhanh phát triển và ứng dụng AI tạo động lực tăng trưởng kinh tế là nội dung của Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ((Open Data & AI for Economic Growth Confernce) sẽ được diễn ra tại thành phố Huế vào sáng ngày 08/6/2023.

    xem tiếp 
  • Thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa CNTT và chuyển đổi số
    Thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa CNTT và chuyển đổi số

    Nhằm thống nhất nhận thức chung về chuyển đổi số, phân biệt rõ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; không làm ảnh hưởng tới tiến trình chuyển đổi số tại các sở, ngành, địa phương. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đăng tải bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

    xem tiếp 
  • Hướng dẫn sử dụng đầu số 156 tra cứu thông tin tên miền
    Hướng dẫn sử dụng đầu số 156 tra cứu thông tin tên miền

    Ngày 21/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công văn số 660/STTTT-CNTT về việc triển khai tuyên truyền sử dụng đầu số 156 tra cứu thông tin tên miền.

    xem tiếp 
Chung nhan Tin Nhiem Mang
© 2025 HueCIT
  • Địa chỉ: 6 Lê Lợi, Tp. Huế
  • Điện thoại: 0234. 3 823 650
  • E-mail: info@huecit.vn
  • Website: www.huecit.vn

Sản phẩm - Dịch vụ

0234. 3 823 077 nhánh số 19

HueCIT

Theo dõi chúng tôi

Truyền thông

0234. 3 823 077 nhánh số 21

Kham Pha Hue

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi

Liên hệ
Đang trực tuyến: 158 Tổng lượt đã truy cập: 3987